Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ thực hiện hầu hết thủ tục hành chính cấp tỉnh trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm Lâm.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Trong đó, cấp tỉnh có 28 TTHC.
Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ thực hiện các TTHC: Phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý; Thẩm định thiết kế, dự toán hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư; Phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế; Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế.
Phê duyệt hoặc điều chỉnh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý; Phê duyệt hoặc điều chỉnh đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất thuộc địa phương quản lý; Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh); Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức.
Quyết định điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Quyết định thu hồi rừng đối với tổ chức tự nguyện trả lại rừng; Quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với tổ chức; Quyết định giao rừng cho tổ chức; Phê duyệt Phương án sử dụng rừng đối với các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng thuộc địa phương quản lý; Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Sở cũng ban hành Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và Khánh Hoà theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện TTHC về thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương.
Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ngồn vốn trồng rừng thực hiện TTHC về phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng.
Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm hoặc lâm nghiệp cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường (đối với trường hợp địa phương không có cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp hoặc kiểm lâm cấp tỉnh) thực hiện TTHC công nhận, công nhận lại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Cơ quan, đơn vị có thực hiện chức năng của Quỹ BVPTR cấp tỉnh thực hiện TTHC phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án được hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện thủ tục phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thếCơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường ở địa phương không có cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện TTHC phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.
Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường (đối với trường hợp địa phương không có cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh) thực hiện xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu.
Cơ quan chuyên môn về kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ quan chuyên môn về kiểm lâm cấp huyện (cơ quan kiểm lâm sở tại) thực hiện TTHC phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên; và thủ tục xác nhận bảng kê lâm sản.
Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường (đối với trường hợp địa phương không có cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tỉnh) thực hiện xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu. Riêng với TTHC đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục II và III CITES, cơ quan quản lý nhà nước về kiểm lâm cấp tình sẽ thực hiện đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nhóm II và các loài động vật, thực vật thuộc phụ lục II, III CITES không phải loài thủy sản. Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc phụ lục II CITES.