Sign In

Nghị quyết 57 và giải pháp về chọn tạo giống cây trồng

17:20 10/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Phiên thảo luận chuyên đề trồng trọt và bảo vệ thực vật đề cập 8 nhóm giải pháp, trong đó nội dung quan trọng liên quan tới nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt, thời gian qua, Cục đã chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là công tác chỉ đạo sản xuất và bảo vệ sản xuất trên các lĩnh vực giống cây trồng; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn tạo giống; các biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất; các kết quả chuyển giao kỹ thuật…

Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều khoảng trống, vấn đề tồn tại như: chưa có nghiên cứu tổng thể, đầy đủ cho từng cây trồng quan trọng; thiếu sự đầu tư lớn/mất cân đối giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; thiếu nhà khoa học đầu ngành cho từng chuyên ngành có uy tín; thiếu các nhóm nghiên cứu có trình độ, tầm cỡ trong khu vực và quốc tế; hoạt động hợp tác quốc tế để hình thành các nhóm hợp tác nghiên cứu quốc tế chưa được thúc đầy; chưa có nhiều nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về công nghệ sinh học…

Phiên thảo luận Tiểu ban 1 về trồng trọt và bảo vệ thực vật, lâm nghiệp và kiểm lâm, cơ điện và công nghệ sau thu hoạch. Ảnh: Tùng Đinh.

Phiên thảo luận Tiểu ban 1 về trồng trọt và bảo vệ thực vật, lâm nghiệp và kiểm lâm, cơ điện và công nghệ sau thu hoạch. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài ra, còn những thách thức đối với ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật như biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của bệnh hại mới; tiến hóa của các tác nhân gây bệnh và kháng thuốc; sự xuất hiện và tái xuất hiện của các bệnh hại mới; thiếu giống cây trồng kháng bệnh hiệu quả; hệ thống giám sát và chẩn đoán còn hạn chế… Do đó, trong thời gian tới, ngành cần có những giải pháp đồng bộ để từng bước tháo gỡ, giải quyết.

Công nghệ gen, chỉ thị phân tử trong nghiên cứu giống cây lâm nghiệp

Theo PGS.TS Phí Hồng Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh, bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Nghị quyết 57 đã xác định rõ vai trò của khoa học, công nghệ, ngành Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật với vị trí then chốt trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí thải nhà kính do vậy càng cần phát huy vai trò tiên phong của khoa học và công nghệ.

Định hướng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Viện thời gian tới ưu tiên các chương tình nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng năng suất cao, chịu hạn, chống sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển công nghệ rừng thông minh, thâm canh bền vững, tiết kiện tài nguyên; nghiên cứu phát triển vật liệu sinh học từ lâm sản ngoài gỗ và phế phụ phẩm; Phát triển mô hình lâm nghiệp cac-bon, đo đếm, giám sát và thương mại tín chỉ carbon rừng.

Cụ thể, lĩnh vực giống cây rừng: ứng dụng công nghệ gen, chỉ thị phân tử, đa bội thể trong chọn tạo giống cây lâm nghiệp để từ đó tăng năng suất, chất lượng chống chịu sâu bệnh hại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng dụng AI, tự động hóa và các công nghệ nhân giống mới (phôi sinh dưỡng, TIS…) trong nhân giống cây lâm nghiệp quy mô công nghiệp. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu DNA và Barcoding trong công tác quản lý giống, bảo tồn, khai thác, phục tráng, giám định, phát triển nguồn gen và giống cây lâm nghiệp.

Đối với lâm sinh tổng hợp, nghiên cứu áp dụng công nghệ cao trong thâm canh rừng trồng cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến và xuất khẩu; giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong lâm nghiệp; giải pháp phục hồi và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng đầu nguồn và ven biển để giảm thiểu thiên tai; tác động của BĐKH; nâng cao năng suất và chất lượng rừng tự nhiên nghèo theo hướng kinh doanh đa dụng và bền vững.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu các giống cây lâm sản có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Ảnh: Kiên Trung.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu các giống cây lâm sản có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Ảnh: Kiên Trung.

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm phát triển lâm sản ngoài gỗ có năng suất, hiệu quả cao và bền vững; kỹ thuật trồng rừng thâm canh giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon; các giải pháp kỹ thuật quản lý thổng hợp sinh vật gây hại rừng và cháy rừng; giải pháp kỹ thuật nâng cao sức khỏe đất, cải tạo, phục hồi các loại đất thoái hóa, ô nhiễm…

Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học trong phục hồi sức khỏe đất, kích kháng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi.

Đối với công nghiệp rừng, ứng dụng công nghệ trong chế biến, quản lý, bảo quản tạo vật liệu mới, sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản ngoài rừng; nghiên cứu tạo vật liệu phụ trợ trong chế biến gỗ (keo dán, chất phủ, chế phẩm bảo quản…).

Ứng dụng và làm chủ công nghệ mới trong thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất vật liệu mới, phòng chống cháy rừng cũng như nâng cao sản xuất trong lâm nghiệp.

Thời gian tới, Viện sẽ tổ chức nghiên cứu theo mô hình Viện nghiên cứu Giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp chủ trì, các đơn vị chuyên đề, đơn vị vùng phối hợp thực hiện trong nghiên cứu chọn tạo giống mới; sản xuất và chuyển giao giống chất lượng cao vào sản xuất theo mô hình liên kết giữa các đơn vị có hệ thống vườn ươm, phòng nuôi cấy mô với các đơn vị sở hữu giống và công nghệ nhân giống, tạo mạng lưới sản xuất cung ứng giống quy mô lớn, chất lượng cao cung cấp cho sản xuất.

Thách thức trong chọn tạo cà phê giống phù hợp thổ nhưỡng Việt Nam

TS Phan Việt Hà (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) nhìn nhận: Viện đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chọn tạo giống cây cà phê. Năng suất cà phê của Việt Nam hiện đang gấp gần 3 lần so với năng suất trung bình của thế giới; chất lượng và sản lượng cà phê vối xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đứng đầu thế giới.

Việt Nam đã nghiên cứu, chọn tạo nhiều giống cà phê mới phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Việt Nam đã nghiên cứu, chọn tạo nhiều giống cà phê mới phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh.

Về giống cà phê, những năm trước đây cà phê vối của Việt Nam đều được nhập nội từ Bờ Biển Ngà, Pháp và Nam Mỹ, giống cà phê chè được nhập từ Pháp. Các giống này khá phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cho chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, qua quá trình canh tác đã bộc lộ nhiều hạn chế như năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, thường bị bệnh gỉ sắt, nấm hồng, tuyến trùng… Một số giống chỉ thích hợp với vùng có đặc tính đặc biệt (độ cao trên 800 mét so với mực nước biển, có khí hậy ôn hòa, có thời gian khô hạn để phân hóa mầm…). Điều này đặt ra thách thức nghiên cứu để tạo ra giống phù hợp cho các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Để giải quyết thách thức này, gần 50 năm qua, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nỗ lực nghiên cứu các giống cà phê và tạo ra một bộ giống mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bộ giống mới của Viện đã góp phần đưa năng suất và sản lượng cà phê vối đứng đầu thế giới, năng suất trung bình năm 2024 đạt 2,7 tấn/ha, sản lượng cà phê đạt 1,95 triệu tấn.

Ngoài ra, Viện cũng nghiên cứu tạo ra 2 giống cà phê chín muộn TR14, TR15. Các giống này có thời điểm chín khá muộn (từ tháng 1 đến tháng 2, trùng với mùa khô) nên thuận lợi cho việc thu hái và chế biến sản phẩm, giảm áp lực trong mùa thu hoạch, đặc biệt là có thể giảm được một đợt tưới trong mùa khô so với giống chín sớm và chín trung bình.

Những ứng dụng công nghệ trong việc nghiên cứu chọn tạo giống cà phê mới như ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào; ứng dụng bioreactor để sản xuất cây giống cà phê chè, cà phên vối nhằm đảm bảo tính sạch bệnh và đúng giống.

Ứng dụng kỹ thuật ghép ngọn, nối ngọn trong nhân giống và ghéo cải tạo vườn café vối. Đây là kỹ thuật được ứng dụng khá nhiều trong quá trình tái canh cà phê, góp phần giảm thời gian tái canh, tận dụng được các cây cà phê có sức sống tốt nhưng cho năng suất kém.

Ứng dụng ghép mini (ghép trục hạ diệp) cho cà phê giúp giảm thời gian trong vườn ươm, giảm chi phí cho cây giống và thích hợp với người nông dân.

Ngoài ra, các kỹ thuật khác Viện đang sử dụng như ứng dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm và bón phân qua nước; kỹ thuật tỉa cành bấm ngọn; ứng dụng IPM để phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây cà phê; ứng dụng việc phân tích đất, nước để đánh giá dinh dưỡng và mức độ an toàn của đất, nước trước trong khi trồng cà phê. Đây là một ứng dụng khá phù hợp với người nông dân muốn trồng tái canh cây cà phê.

Về định hướng nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn tới, Viện sẽ tập trung chọn tạo và phát triển giống lúa mới thích ứng tốt với điều kiện môi trường, chống chịu sâu bệnh hại, năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó ưu tiên các giống lúa chịu mặn, hạn, ngập, phèn, phù hợp với điều kiện vùng ĐBSCL, vùng trung du miền núi, duyên hải và Tây Nguyên, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn cho sản xuất né hạn/lũ, tiết kiệm nước, giảm phát thải, phù hợp với mô hình sản xuất luân canh; giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh chủ yếu như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá…; giống lúa có chất lượng rơm rạ tốt (phân hủy nhanh) cho sản xuất tuần hoàn; giống lúa có sản phẩm gạo đặc thù của gạo Việt Nam như gạo thực phẩm chức năng, gạo thơm đặc sản…
 

Kiên Trung - Lê Bền

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Việc sửa đổi Luật Trồng trọt cần tiếp cận một cách toàn diện, nhằm đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên đất đai – trong đó, tầng đất mặt là một trong những yếu tố then chốt nhưng dễ bị lãng quên.

Từ ruộng đồng ra thế giới: Người trẻ kể chuyện Việt Nam

Tổ quốc không chỉ là nơi ta sinh ra. Tổ quốc còn là thứ ta mang đi khắp thế giới.

Hiệu quả hợp tác kỹ thuật sản xuất lúa gạo tại Cuba

Dự án hỗ trợ kỹ thuật hợp tác Việt Nam-Cuba phát triển sản xuất lúa gạo (2019-2025) đã giúp Cuba cải thiện giống, tăng sản lượng và chất lượng lúa.