Sign In

Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển công nghệ viễn thám hiện đại

15:54 01/07/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 03/2019/NĐ-CP về hoạt động viễn thám (Nghị định 03), nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý và thúc đẩy phát triển công nghệ viễn thám hiện đại, được xác định là công nghệ tiên tiến, chiến lược của đất nước.

Theo Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Trần Tuấn Ngọc, dự thảo Nghị định mới đặt vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám là một trong những điểm trọng yếu. Cụ thể, hoạt động này sẽ tuân thủ pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; việc kiểm tra chất lượng sản phẩm viễn thám trong sản xuất sẽ dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

Các sản phẩm viễn thám sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Các tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm viễn thám do mình tạo ra, đồng thời phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và thực hiện công bố hợp quy, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 03 quy định việc tập trung nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh và các thiết bị vệ tinh. Ảnh: VNSC. 

Về lĩnh vực khoa học và công nghệ, dự thảo ưu tiên các hoạt động nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật liên quan đến viễn thám. Ngoài ra, sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh và các thiết bị vệ tinh; thiết bị và trạm thu, trạm điều khiển; khinh khí cầu; thiết bị bay không người lái và cơ sở dữ liệu viễn thám.

Đặc biệt, dự thảo khuyến khích đầu tư và phát triển các công nghệ mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain) và chuyển đổi số nhằm phục vụ công tác quản lý, quan trắc và giám sát trong các lĩnh vực như nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh.

Dự thảo cũng nêu rõ các trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám. Cụ thể, sẽ không cung cấp nếu các thông tin đó gây nguy hại đến lợi ích Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế hay trật tự xã hội; nếu văn bản hoặc phiếu yêu cầu cung cấp không hợp lệ; hoặc nếu tổ chức, cá nhân yêu cầu nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan theo quy định pháp luật.

Minh Anh

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Phát triển cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia theo hướng dữ liệu lớn phục vụ đa ngành

Phát triển cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia theo hướng dữ liệu lớn phục vụ đa ngành

Việc nâng cấp cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia theo hướng dữ liệu lớn (big data) không chỉ là yêu cầu tất yếu trong kỷ nguyên chuyển đổi số, mà còn là bước đi chiến lược để khẳng định vai trò của công nghệ viễn thám trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.
Công nghệ viễn thám giúp phát triển nông nghiệp hiện đại và gìn giữ môi trường

Công nghệ viễn thám giúp phát triển nông nghiệp hiện đại và gìn giữ môi trường

Công nghệ viễn thám đang trở thành công cụ không thể thiếu trong giám sát tài nguyên, phát triển nông nghiệp hiện đại và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Vệ tinh theo dõi sức khỏe rừng ngập mặn

Vệ tinh theo dõi sức khỏe rừng ngập mặn

Một hệ thống giám sát rừng ngập mặn mới, dựa trên dữ liệu vệ tinh và điện toán đám mây, đang mở ra cánh cửa mới cho công tác bảo tồn tại Việt Nam.