Sign In

Khai thác đúng sản lượng cấp phép, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên

15:11 17/06/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Nếu trữ lượng thực tế vượt thiết kế, Công ty cam kết khai thác đúng sản lượng cấp phép, báo cáo cơ quan chức năng nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên.

Đó là cam kết của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin (VITE) tại cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia vào sáng 17/6 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lan Chi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lan Chi.

Hội đồng đã đánh giá trữ lượng cũng như xem xét báo cáo tổng hợp tài liệu, tính trữ lượng than còn lại từ các trụ bảo vệ khu vực đã khai thác hầm lò lộ vỉa 5 Dự án cải tạo mở rộng khai thác lộ thiên V4-V.8a mỏ than Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Ông Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Địa chất, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin (đơn vị tư vấn) cho biết, đơn vị đã thu thập, chỉnh lý và tổng hợp tài liệu hiện có để tính toán trữ lượng than còn lại tại các trụ bảo vệ khu vực đã khai thác hầm lò lộ vỉa 5. Kết quả cơ bản đáp ứng yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy trong ranh giới Dự án cải tạo, mở rộng khai thác lộ thiên V.4-V.8a mỏ than Vàng Danh, phục vụ công tác thiết kế mỏ.

Ông Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Địa chất, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin cho biết, trong quá trình khai thác nếu trữ lượng địa chất lớn hơn thiết kế, Công ty cam kết khai thác đúng sản lượng cấp phép và báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên. Ảnh: Lan Chi.

Ông Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Địa chất, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin cho biết, trong quá trình khai thác nếu trữ lượng địa chất lớn hơn thiết kế, Công ty cam kết khai thác đúng sản lượng cấp phép và báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên. Ảnh: Lan Chi.

Ông Vũ Anh Tuấn đề nghị Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia công nhận trữ lượng than đưa vào lập Dự án làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp Giấy phép khai thác. Trong quá trình khai thác nếu trữ lượng địa chất lớn hơn thiết kế, Công ty cam kết khai thác đúng sản lượng cấp phép và báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên.

Hội đồng đã nhất trí thông qua trữ lượng thuộc ranh giới thiết kế khai thác của Dự án cải tạo mở rộng khai thác lộ thiên V.4-V.8a mỏ than Vàng Danh, với tổng trữ và tài nguyên là hơn 1,1 triệu tấn.

Tại cuộc họp, Hội đồng cũng đánh giá và thông qua trữ lượng trong phạm vi Giấy phép khai thác số 1688/GP-BTNMT ngày 12/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) mỏ đồng Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên yêu cầu các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các ủy viên Hội đồng, hoàn thiện lại báo cáo và sớm trình Hội đồng phê duyệt. Ảnh: Lan Chi.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên yêu cầu các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các ủy viên Hội đồng, hoàn thiện lại báo cáo và sớm trình Hội đồng phê duyệt. Ảnh: Lan Chi.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên đánh giá các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã tổng hợp được tài liệu thăm dò và đánh giá được quy mô, chất lượng khoáng sản trong phạm vi thăm dò, đồng thời phê duyệt trữ lượng đối với 2 mỏ khoáng sản trên. Tuy nhiên, đối với các báo cáo, Thứ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các ủy viên Hội đồng, hoàn thiện lại và sớm trình Hội đồng phê duyệt.

Mai Đan

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)

Giảm bụi mịn cần lộ trình rõ ràng, giải pháp khả thi

Việt Nam cần một lộ trình giảm bụi mịn PM2.5 rõ ràng, minh bạch, có số liệu cụ thể và chia theo từng giai đoạn để đảm bảo hiệu quả và khả thi.

Chống ô nhiễm không khí: Phải hành động ngay, hành động đúng, hành động có trách nhiệm

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-MT Đỗ Đức Duy tại Hội nghị tham vấn kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm không khí giai đoạn 2025-2030, sáng 5/7, tại Hà Nội.
Sản phẩm OCOP phải hướng tới thương hiệu quốc gia, chinh phục thị trường toàn cầu

Sản phẩm OCOP phải hướng tới thương hiệu quốc gia, chinh phục thị trường toàn cầu

Sản phẩm OCOP cần được nhìn nhận như thương hiệu Việt Nam, được bảo hộ, quảng bá và tổ chức sản xuất theo chuẩn quốc tế.