Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định 1049/QĐ-BNNMT về việc công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Theo Quyết định, lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có 19 thủ tục hành chính được chuẩn hóa. Cụ thể, ở cấp Trung ương có 16 thủ tục và ở cấp tỉnh có 3 thủ tục.
Các thủ tục được chuẩn hóa gồm các thủ tục thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu...
Bên cạnh đó, một số thủ tục về: Cấp Giấy chứng nhận, sửa đổi, bổ sung/ cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có 19 thủ tục hành chính được chuẩn hóa
Đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh vào danh sách xuất khẩu thực phẩm (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vào Việt Nam; Bổ sung danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản vào Việt Nam; Chỉ định, gia hạn chỉ định, thay đổi bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước; Miễn kiểm tra giám sát cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm;…
3 thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản; Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch) cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ; Cấp đổi Phiếu kiểm soát thu hoạch sang Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản được xây dựng chặt chẽ, rõ ràng, yêu cầu nghiêm túc về điều kiện an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời siết chặt kỷ cương, tránh tình trạng "buông lỏng quản lý" vốn đã từng tồn tại ở một số địa phương.
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng thể hiện tầm nhìn lâu dài khi chú trọng việc cập nhật các yêu cầu quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý nguồn gốc xuất xứ và chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) – những yếu tố then chốt giúp Việt Nam giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản và thủy sản trong tương lai.