Sign In

Bàn giải pháp tháo "nút thắt" trong quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp tại Điện Biên

13:30 09/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Ngày 9/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Điện Biên cho biết, năm 2024, kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng 8,51%, xếp thứ 18/63 tỉnh thành. Quý I/2025, đà tăng trưởng tiếp tục duy trì với GRDP tăng 7,52%. Nông nghiệp ổn định với gần 100.000 ha cây lương thực, hơn 21.000 ha cây lâu năm, tổng đàn gia súc đạt trên 570.000 con; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,69%.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Những “điểm nghẽn” tại địa phương

Mặc dù đã chủ động triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, hoàn thành kế hoạch sử dụng đất tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố, nhưng tỷ lệ đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh vẫn còn thấp. Hiện có tới 79/129 xã (61,2%) chưa được đo đạc; sau sáp nhập, con số này là 31/45 xã (68,8%).

Tỉnh cũng gặp khó khăn trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, giao đất, cho thuê đất tại các dự án đầu tư công và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch hiện chiếm tới hơn 62% diện tích tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng 

Điện Biên cũng đã triển khai nhiều giải pháp quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ dân sinh và phát triển nông nghiệp, song vẫn cần thúc đẩy công tác dự báo và điều tiết nguồn nước hiệu quả trong mùa khô, đảm bảo an ninh nguồn nước và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lê Xuân Cảnh báo cáo công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, môi trường tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lê Xuân Cảnh báo cáo công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, môi trường tại hội nghị. Ảnh: Trần Hương.

Gỡ vướng từ cơ chế, thúc đẩy nguồn lực phát triển

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đánh giá cao nỗ lực của Điện Biên trong phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tài nguyên. Ông đặc biệt ghi nhận việc tỉnh chú trọng bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời phát triển quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân chia sẻ với những thách thức mà địa phương, đang gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đối với các vướng mắc, đề xuất của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành với địa phương trong việc rà soát, tháo gỡ các bất cập liên quan đến quy hoạch, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất, cũng như cơ chế hỗ trợ người dân khi thu hồi đất.

Thứ trưởng chỉ đạo, giao các đơn vị chuyên môn của Bộ nghiên cứu, chia sẻ với địa phương, hướng dẫn cụ thể cho địa phương các nội dung thuộc thẩm quyền để giải phóng nguồn lực đất đai. Đồng thời, tổng hợp đề xuất báo cáo Chính phủ đối với các nội dung vượt thẩm quyền, đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương và đúng quy định pháp luật.

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Điện Biên tiếp tục phát huy vai trò của các sở, ngành, tăng cường công tác phối hợp, chủ động bố trí nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Quan tâm bố trí đất đai cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, dành quỹ đất để phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp để bà con tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa nông nghiệp của địa phương.

Thứ trưởng cũng lưu ý tỉnh tiếp tục nghiên cứu và đề xuất chính sách đất đai đồng bộ sau khi sáp nhập thành chính quyền hai cấp; tăng cường quản lý tài nguyên nước, nhất là trong điều kiện mùa khô kéo dài, hướng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

 

Trần Hương

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo xây dựng Nghị định Quản lý loài quý, hiếm: Tạo đột phá trong bảo tồn và phát triển kinh tế bền vững

Ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về quản lý loài nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (CITES).
Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Đừng bỏ quên tầng đất mặt khi sửa luật trồng trọt

Việc sửa đổi Luật Trồng trọt cần tiếp cận một cách toàn diện, nhằm đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên đất đai – trong đó, tầng đất mặt là một trong những yếu tố then chốt nhưng dễ bị lãng quên.

Nếu không chuyên nghiệp hóa, thị trường Mỹ có thể trở thành điểm nghẽn tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ sáng 9/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cảnh báo: nếu không chuyên nghiệp hóa sản xuất và minh bạch chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể đánh mất lợi thế tại thị trường Hoa Kỳ – hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành.