Sign In

IFAD: Bộ Nông nghiệp và Môi trường có vị thế độc nhất để dẫn dắt quá trình chuyển đổi

15:54 17/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tự hào được sát cánh cùng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong hành trình chuyển đổi xanh.

Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) Donal Brown phát biểu tại phiên thảo luận 'Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0'. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) Donal Brown phát biểu tại phiên thảo luận "Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0". Ảnh: Tùng Đinh.

Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng chủ đề “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0” trong khuôn khổ Hội nghị P4G sáng 17/4, ông Donal Brown - Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) - đã đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đối với chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm ở Việt Nam.

Theo lãnh đạo IFAD, Chủ đề “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0” không chỉ là lời kêu gọi đổi mới, mà còn là lời hiệu triệu hành động, thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo của Chính phủ trước những thách thức chưa từng có. 

“Bộ NN-MT có vị thế độc nhất để dẫn dắt nỗ lực chuyển đổi, biến ý tưởng thành hành động thiết thực và lan tỏa những tác động tích cực. Sự chuyển đổi vĩ mô bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, từ những điều quen thuộc trong đời sống sản xuất của Việt Nam”, ông Brown nói.

Ví dụ, giải pháp tưới ngập - khô xen kẽ (AWD) đã được Bộ NN-MT chuẩn hóa thành quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Trong thời kỳ hiện đại, tưới ngập - khô xen kẽ được nhân rộng trên nhiều quốc gia trồng lúa ở châu Á như một phương pháp nông nghiệp thông minh. Nhưng Việt Nam có ưu thế khi đã thực hành thủy lợi từ lâu đời. Theo ông Brown, đây là điển hình cho việc đổi mới sáng tạo dựa trên tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội vốn có.

Phó Chủ tịch IFAD cho rằng, với vai trò là người đứng đầu Bộ NN-MT, sự lãnh đạo của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy sẽ đóng vai trò then chốt, định hình các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững trong nông nghiệp.

IFAD kỳ vọng vào vai trò dẫn dắt của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Ảnh: Tùng Đinh. 

IFAD kỳ vọng vào vai trò dẫn dắt của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Ảnh: Tùng Đinh. 

Sản xuất nhiều hơn với ít tài nguyên hơn đang là bài toán cho nhiều quốc gia, mà trong đó, công nghệ là lời giải tối ưu nhất. Ứng dụng công nghệ sinh học có thể phát triển các giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Những hệ thống quản lý nước và đất thông minh không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn bảo vệ các hệ sinh thái.

Đồng thời, các chính sách cần bao trùm, để những nông dân sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, không bị bỏ lại phía sau trên hành trình chuyển đổi này. Những chính sách chiến lược như vậy sẽ đặt nền móng cho tương lai, nơi nông dân có thể thích nghi, đổi mới và phát triển thịnh vượng. 

“Chúng ta cần những chính sách đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển. Chúng ta cũng cần cơ chế khuyến khích áp dụng các công nghệ xanh, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Đặc biệt, cần đưa tính bền vững trở thành trọng tâm trong mọi quyết định sản xuất nông nghiệp”, ông Brown kêu gọi. 

Tuy nhiên, ông cũng cần thừa nhận rằng không một cá nhân hay tổ chức nào có thể tự mình chuyển đổi toàn bộ hệ thống lương thực - thực phẩm.

Do đó, IFAD cam kết đồng hành cùng các chính phủ và các tổ chức đối tác để chuyển giao công nghệ, tri thức đến các vùng nông thôn, bảo đảm rằng những sáng kiến đổi mới sẽ thực sự đến tay cộng đồng đang cần chúng nhất. 

Ngoài giải pháp kỹ thuật, cần cả ý chí chính trị mạnh mẽ và những khoản đầu tư quyết đoán, biến những giải pháp hiệu quả thành tiêu chuẩn mới cho nông nghiệp. Cách mạng Xanh 4.0 không chỉ đơn thuần là câu chuyện về đổi mới công nghệ. Đó còn là câu chuyện về việc trao quyền cho con người, bảo vệ hành tinh và cam kết không để ai bị bỏ lại phía sau.

“Công nghệ sẽ là cầu nối, chứ không phải là bức tường ngăn cách. Hãy cam kết xây dựng những chính sách táo bạo, tạo dựng một môi trường nơi nền nông nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và công bằng”, đại diện IFAD nhấn mạnh, “Và hãy củng cố quan hệ đối tác, cùng nhau đưa những giải pháp thành công vươn tới quy mô toàn cầu, nuôi dưỡng tinh thần hợp tác vượt qua mọi ranh giới”.

Quỳnh Chi - Tùng Đinh - Khương Trung

Đánh giá bài viết:
(lượt đánh giá: 0, trung bình: 0)
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hoà Belarus (Bê-la-rút) Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025./.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.

Việt Nam tái khẳng định cam kết thực hiện các công ước quốc tế về hóa chất và chất thải tại Hội nghị COP Basel, Rotterdam, Stockholm 2025

Từ ngày 28/4 đến 09/5/2025, Hội nghị các Bên tham gia Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm (COPs 2025) được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham gia của đại diện cấp cao từ 86 quốc gia thành viên. Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra vào ngày 30/4 và 1/5/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Geneva (CICG) và Trung tâm Hội nghị Varembé. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành làm Trưởng đoàn tham dự sự kiện quan trọng này.